in card visit incatalog in bao bì in túi giấy

Phân các loại giấy trong nghành in

Để giúp quý khách hiểu được các loại giấy dùng trong ngành in đặc biệt là các bạn sinh viên ngành in ấn có thể hiểu rõ hơn. 
Trước khi đi vào bài viết được chi tiết hơn mình nói qua đơn vị mà chúng ta có thể định dạng cho trọng lượng của giấy là g/m2. Ví dụ giấy Duplex400 chúng ta hiểu là 1 tờ giấy 1m2 đó nặng 400g.
 D400 thường lớn hơn D300.
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ các loại giấy có trên thị trường  nhé.
+ Loại Giấy Ford: Loại giấy này chúng ta sử dụng hàng ngày, loại giấy này không "ăn mực". Loại giấy này rất là thông dụng, trong các tiệm Photo giấy A4 được sử dụng nhiều nhất định lượng là 70-80-90 g/m2.  Giấy Ford được sử dụng cho việc làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, vở học sinh....
+ Giấy Bristol:  Với độ cứng cáp loại giấy này được làm cho các ấn phẩm cần độ cứng cáp như làm thiệp, folder. Loại giấy này có bề mặt hơi bóng, mịn bám mực vừa phải thường được làm cho việc in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, cad visit, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời.... định lượng của giấy thường ở khoảng 230-350 g/m2.




+ Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm. Thích hợp làm in bao bì hay in túi giấy.
+ Giấy Couche: Loại giấy này có bề mặt bóng, mịn khi in cho sản phẩm rất bắt mắt và sáng. Chính vì thế giấy Couche được dùng cho việc  in tờ rơi quảng cáo, in catalogue, poster, brochure... Định lượng của giấy này khoảng 90-210 g/m2.
+  Giấy Couche matt : giống như Couché nhưng nhìn có tính art/ mềm dịu hơn. Lưu ý: giấy Couché Matt có thể viết được.
+  Giấy Duplex :Bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. (1 mặt hoặc 2 mặt: tráng 1 mặt hay 2 mặt): không “ăn mực” (màu sắc thể hiện không đẹp, rõ nét), cứng. Duplex thích hợp cho việc làm bao bì.
Giấy Crystal : Loại giấy này có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm...
+ Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc ... in bằng khen, thiệp cưới ... các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa ...
+ Decal :Một mặt để in, mặt kia phủ keo. Không “ăn mực”. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực.
+ Giấy Can; Loại giấy này có thể cho ánh áng đi qua. Được sản xuất từ pháp. Giấy Can thu được sau quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình similisnphua hóa. Bột giấy là bột ngâm bi-sun-phat, các sợi giấy được cán nát thủy phân lâu trong nước.
 Quy trình sản xuất giấy này là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloit, gelatin và không thấm nước hoặc mỡ. Giấy can bao gồm cả giấy can trong tự nhiên và giấy can màu.
Chính nhờ sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt, màu đục thì do không khí lẫn giữa các sợi giấy khúc xạ tạo nên.
Lý do giấy can trong: Sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt. Màu đục của giấy là do không khí lẫn giữa các sợi giấy khúc xạ ánh sáng tạo nên. Khi bột giấy được lọc, nghiền kỹ thì phần bọt khí sẽ được tách ra, và giấy sẽ trong.
Giấy can dùng để can các bản vẽ cụ thể trong ngành xây dựng,vỏ hộp CD,giấy gói hàng.
Ứng dụng của giấy can được quyết định bởi quá trình gia keo bề mặt (Sizing). Giấy can chuyên cho in laser có mức độ gia keo riêng biệt so với giấy can thông thường, là loại được dùng cho nhiều quy trình in ấn: in offset, in laser và in phun màu. Nói chung, giấy can chuyên cho in laser thì không thích hợp với in phun.

Nhiều bạn hỏi tại sao khi cùng một thông số màu như thế nhưng độ sai lệch về màu sắc trên các giấy rất khác nhau.
Giấy càng bóng, láng thì hình ảnh càng đúng màu, sắc nét và rực rỡ. Giấy càng thô, nhám thì hình ảnh sẽ càng sai màu, không rõ và xuống màu.
Một vấn đề khách nữa đó là việc cán màng (mờ, bóng) hoặc phủ UV lên bề mặt giấy.

- Màng bóng: Có chức năng làm tăng tone màu của ấn phẩm.
- Màng mờ:  Có chức năng làm dịu tone màu của ấn phẩm.
Khi khách hàng đi chọn công ty in ấn các bạn nên hỏi họ chọn loại giấy gì và loại hình cán màng nhé.

Với bài viết trên sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về ngành in cũng như các loại giấy sử trong in ấn hàng ngày.




Sản phẩm liên quan