in card visit incatalog in bao bì in túi giấy

Tìm hiểu kỹ thuật in offset


Có thể thuật ngữ trong ngành in ấn nhiều bạn chưa biết, hôm nay in Tuấn Dung sẽ có một bài viết nói rõ hơn về kỹ thuật In offset.
In offset là một kỹ thuật in các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su trước rồi mới ép từ miếng cao su lên giấy.


Quy trình sau đây sẽ cho các bạn biết rõ hơn về kỹ thuật in thế này.
Sau đây là quy trình in offset
Bước 1: Thiết kế chế bản.



Đây là công việc bắt buộc ai cũng phải bước này đó là chúng ta phác thảo ra hình ảnh mình muốn thiết kế. Sau khi đã phác thảo xong chúng ta qua giai đoạn sau.
Bước 2: Output Film
Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Các bạn có thể nhìn vào hình ảnh mô tả của chúng tôi để hiểu rõ hơn ah.



Màu chính được dùng trong in offset là màu CMYK các màu sắc chúng ta thấy hàng này đều có thể pha từ 4 màu CMYK. vì dụ màu đỏ lá cờ là sự trộn lẫn giữa màu vàng và màu hồng.
Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm.
Bước 3: Phơi bản kẽm.


Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.
Bước 4: In Offset.



Đây là công đoạn sẽ cho chúng ta thấy kết quả. Từng màu một được in, không quan trọng màu nào sẽ được in trước hay in sau. Mà kinh nghiệm của người thợ in sẽ quyết định chọn, đầu tiên người ta sẽ lấy một trong 4 tấm kẽm trên sẽ lắp lên quả lô máy in Opset,trong quá trình này người ta sẽ cho mực tương ứng vào ví dụ tấm kẽm màu Y sẽ cho mực màu vàng vào và tín hành in. Chức năng của quả lô là sẽ đập phần tử in xuống từ giấy in. Sau khi chạy xong bản kém đó, chúng ta phải tiến hành lấy ra và tiến hành làm sạch mực cũ ở tấm kém đõ,và quay lại làm như trên cho tấm kẽm khác. Các bạn phải nhờ bản kẽm màu nào thì phải cho màu cùng màu với bản kẽm đó nhé.
Khi chạy xong 4 bản màu đó , bồn màu đó sẽ được chồng lên nhau và sẽ cho bản in cuối cùng mà chúng ta cần.
Theo kinh nghiệm lâu năm của công nhân in Tuấn Dung thì nên cho chạy thử khoảng 50 bản làm sao cho màu thật ổn định. Chính vì sự kỳ công này mà giá thành có hơi cao một xíu so với các kỹ thuật in khác.
Bước 5: Gia công sau in:
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.

Tóm lại sử dụng kỹ thuật in offset cho chất lượng hình ảnh nét hơn,có thể áp dụng kỹ thuật in lên nhiều bề mặt như gỗ, vải, kim loại. Các bản in có tuổi thọ bền lâu hơn.





Sản phẩm liên quan